Lời Chào Của Giám Đốc

Kính chào Quý Vị !

Tôi là YOON JONG SHEEL( Jason Yoon), Tổng quản lý điều hành của Dự Án “ Giảm tỷ lệ hao hụt trong phân phối nông sản thông qua Chuỗi lạnh Việt Nam và tăng thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ sử dụng hợp tác xã nông nghiệp”, Dự Án thuộc chương trình Kinh doanh Hòa nhập (IBS) do KOICA của Hàn Quốc và Công ty TNHH Đông Lạnh Toàn Cầu (Global Frozen) phối hợp thực hiện.

Theo số liệu điều tra thì vào năm 1986, chính sách “đổi mới” của Việt Nam và các nông trại tự phát được tạo ra bởi việc cấp quyền sử dụng đất cho nông dân vào năm 1988 đã góp phần to lớn cho việc phát triển kinh tế quốc gia. Và Nông Nghiệp được coi là một ngành quan trọng khi sử dụng 40% tổng số lao động và chiếm 15% GDP.

Tuy nhiên, quá trình hiện đại hóa và tiến bộ của nền nông nghiệp bị trì hoãn do một số yếu tố dưới đây:

Yếu tố đầu tiên là do thói quen cơ bản của nông nghiệp, đó là sự hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân để tăng hiệu quả. Tuy nhiên sự hợp tác và liên kết này được đánh giá là đang bị yếu đi. Ngoài các vấn đề về nhu cầu hợp tác giữa các hộ nông dân do việc phân phối đất nông nghiệp thuộc sở hữu của từng nông dân (khái niệm tiểu nông hoặc canh tác thuê dần biến mất) và việc nông dân muốn canh tác độc lập (theo cây trồng, mùa trồng trọt, thu hoạch và bán hàng, v.v. .), vì thế như đã đề cập ở trên, mối quan hệ hợp tác và cộng tác giữa các hộ nông dân cũng dần biến mất, với hiệu quả được đánh giá là thấp hơn so với hình thức canh tác tập trung trước đây. Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đang cố gắng tối đa hóa tính hữu ích của hợp tác xã nông nghiệp bằng cách hình thành hợp tác xã nông nghiệp tại mỗi vùng.

Yếu tố thứ hai, giá trị thị trường của gạo, sản phẩm chính của các vụ mùa truyền thống của Việt Nam, được đánh giá là đã giảm đáng kể do nhu cầu tiêu thụ gạo trên toàn cầu giảm (hoặc do sự gia tăng sản lượng gạo ở các khu vực khác). Từ đó dẫn đến hậu quả là giá thu mua gạo hàng năm bị hạ thấp, thu nhập của người nông dân bị giảm sút nghiêm trọng, và gia tang các vấn đề xã hội (lực lượng lao động trẻ chuyển nhanh đến thành phố, chênh lệch giàu nghèo gia tăng và tình trạng phân hóa nghèo giữa thành thị và nông thôn, v.v.). Để khắc phục vấn đề này, chúng tôi đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để tăng thu nhập của nông dân bằng cách lựa  chọn các loại cây trồng thay thế có giá trị kinh tế cao hơn lúa gạo và cung cấp các khóa đào tạo về công nghệ canh tác.

Cuối cùng, hình thức nông nghiệp tập trung vào nông dân với quy mô còn nhỏ, trong đó quy mô trang trại trồng trọt trên một đơn vị quá nhỏ, làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm quốc nội trên thị trường quốc tế, do đó việc xuất khẩu và đưa các sản phẩm này ra thế giới còn gặp rất nhiều hạn chế. Để cải thiện tình trạng này, các biện pháp hiện đại hóa nền nông nghiệp khác nhau như cải tiến công nghệ canh tác nông nghiệp, hiện đại hóa công cụ canh tác nông nghiệp, phân phối nông sản thu hoạch và giới thiệu hệ thống bán hàng hiện đại sẽ được đưa ra và nghiên cứu, để áp dụng và tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Việt Nam phát triển một cách có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam với các nước khác trên thế giới. Đây chính là lý do tôi chọn Việt Nam là quốc gia cho việc khỏi đầu trong công cuộc phát triển nền Nông Nghiệp .

Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để đạt được mục đích chung thông qua dự án này đồng thời khắc phục những khó khăn như hạn chế về nguồn lực, thời gian và nhân lực.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới trụ sở Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và văn phòng đại diện KOICA tại Việt Nam (Giám đốc: Cho Han Dok, Quản lý: Ra Mi Hye) và chính quyền tỉnh Quảng Ninh, Thị xã Đông Triều đã cho tôi cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện Dự Án này

Xin Cảm Ơn !!!

———————–

윤 종슬 / 사업 총 책임

Jason Yoon / G. Manager of GF Hanoi